Nền tảng cờ vua và thẻ bài - Cờ Úp online

Trở về nơi Bác: Gia đình TS. Nguyễn Tiến Luận thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

15/09/2024

Tháng Chín về, mang theo những ký ức và cảm xúc dâng trào khi gia đình Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận, Hiệu trưởng Cờ Úp online , cùng phu nhân – Thạc sĩ Vũ Thị Kim Oanh, Chủ tịch Hội đồng trường, trở lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật gắn bó với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là nơi ghi dấu một phần tuổi trẻ của Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Luận khi ông còn làm cán bộ phục chế ảnh của Bác cho Khu Di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Sau khi Bác Hồ đi xa, nhiều cán bộ từng phục vụ Người đã tình nguyện ở lại, cống hiến hết mình để gìn giữ di sản vô giá từ ngôi nhà, vườn cây, ao cá đến từng vật dụng đơn sơ trong cuộc sống hàng ngày của Bác. Trải qua 55 năm, mọi kỷ vật vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như thể Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn sống và làm việc tại đây.

Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh – Phủ Chủ tịch. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN

Kỷ niệm 55 năm ngày Bác ra đi và 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, chuyến trở về của gia đình Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận càng thêm ý nghĩa. Đây không chỉ là dịp để ôn lại những ký ức lịch sử, mà còn là cơ hội để gia đình bày tỏ lòng thành kính và tri ân sâu sắc đối với Người. Trong buổi lễ tưởng niệm tại Nhà 67, nơi Bác Hồ chữa bệnh và qua đời, gia đình đã thắp hương dâng lễ, thể hiện sự kính trọng dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Gia đình TS. Nguyễn Tiến Luận – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi cùng BGĐ Khu Du tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phu nhân Hiệu trưởng, Thạc sĩ Vũ Thị Kim Oanh, xúc động chia sẻ: “Được trở về thăm nơi Bác từng sống và làm việc là một niềm vinh hạnh lớn lao đối với gia đình chúng tôi. Tấm gương đạo đức và phong cách sống giản dị của Bác vẫn luôn là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục và cống hiến cho đất nước.”

Các thành viên trong gia đình đã được nghe rất nhiều câu chuyện về Bác do Ông Nguyễn Văn Đoàn – một thành viên trong đội cận vệ bảo vệ Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch (Ông Đoàn đứng giữa)

Đối với Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận, chuyến trở về này còn mang một ý nghĩa cá nhân sâu sắc. Khi còn trẻ, ông đã từng đảm nhận vai trò phục chế ảnh và tài liệu về Bác tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Niềm tự hào này không chỉ ghi dấu trong cuộc đời mà còn là một kỷ niệm không thể nào quên trong sự nghiệp của ông. Phu nhân, ThS. Vũ Thị Kim Oanh cũng chia sẻ thêm: “Sau khi Bác mất, anh Luận hoàn thành chương trình học tại Đức và trở về, thật vinh dự khi anh là một trong các cán bộ được tham gia phục chế ảnh và tư liệu về Bác. Đây là niềm tự hào lớn của gia đình chúng tôi.”

Những kỷ niệm xúc động không chỉ dừng lại ở gia đình Tiến sĩ Luận, mà còn ở cuộc gặp gỡ thân tình với những đồng chí tại Khu Di tích. Các cán bộ ở đây đều vui mừng khi được gặp lại người đồng nghiệp cũ, nay đã thành công và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Những đóng góp của Tiến sĩ Luận và phu nhân, Thạc sĩ Vũ Thị Kim Oanh, không ngừng phát huy giá trị, giúp nhiều thế hệ học sinh, sinh viên có cơ hội theo đuổi ước mơ và xây dựng tương lai tươi sáng.

Bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chia sẻ: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc nhiều nơi, nhưng Khu Phủ Chủ tịch vinh dự là nơi gắn bó với Người lâu nhất – 15 năm cuối đời (1954-1969). Nơi đây lưu giữ vĩnh viễn hình bóng, ký ức về tư tưởng, đạo đức, phong cách vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, người bạn thủy chung của nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hòa bình.

Bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu Di tích bày tỏ sự trân quý trước tình cảm của gia đình TS. Nguyễn Tiến Luận

Ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã có cơ hội gần gũi với Bác Hồ, chia sẻ thêm một số kỷ niệm về Người. Với ông, quãng thời gian được sống và làm việc bên cạnh Bác là một trải nghiệm không thể nào quên. Bác không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là tấm gương sáng về phong cách sống giản dị, tiết kiệm và luôn quan tâm đến người khác. Đó là những bài học sâu sắc mà ông và nhiều thế hệ cán bộ đã tiếp thu từ Người.

Chuyến thăm của gia đình Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận không chỉ là sự kết nối với những ký ức lịch sử, mà còn là một cách để họ tự nhìn lại mình, không ngừng học tập và noi gương theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết thúc chuyến thăm, gia đình đã dâng lên Bác lẵng hoa tươi và trái cây, một biểu tượng của lòng kính trọng và biết ơn đối với vị lãnh tụ đã cống hiến cả cuộc đời cho dân tộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Với lòng tri ân sâu sắc, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận và phu nhân tiếp tục hành trình giáo dục, truyền cảm hứng và động lực cho thế hệ trẻ, giúp họ nỗ lực vươn lên thực hiện ước mơ, hoài bão và khát vọng làm giàu, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh Vượng.

Ban Truyền thông thực hiện!